Hỏi về Một số chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng ?
Trả lời:
Một số chỉ tiêu lý hoá chính đối với nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng:
1- Ôxy hoà tan từ 4 mg/l trở lên.
- Nếu dưới 3mg/l cần tăng cường chạy quạt và sục khí nhất là vào ban đêm và lúc gần sáng.
- Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi và syphone đáy ao vào tháng cuối.
- Với ao nuôi mật độ cao, vào những tháng cuối có thể chạy quạt 24/24h - Khi cho ăn giảm tốc độ hoặc giảm bớt số quạt.
2- pH 7,8 - 8,2; trong ngày cố gắng thay đổi không quá 0,5 - 0,8 độ.
- Nếu pH cao kéo dài trên 8,8-9,0 (thường do tảo bùng phát): nên thay nước đã qua xử lý từ 10-20% mỗi ngày hoặc thuốc giảm tảo.
- pH thấp dưới 7,3 (thường do xì phèn, mưa nhiều hay tảo tàn): Tạt vôi mỗi ngày (CaCO3, Dolomite 10 - 20kg/1000m3).
3- Khi nhiệt độ xuống thấp 18-20oC tôm giảm ăn.
- Nên tăng mực nước.
- Chạy quạt.
- Cho ăn lúc trời hửng nắng.
- Cũng cần chú ý khi nhiệt độ trong ngày chệnh lệch hơn 10oC, khả năng tôm giảm ăn cũng tăng lên.
4- Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 200 mg/l.
- Nếu độ kiềm nhỏ hơn 70: tạt vôi CaCO3 kết hợp Dolomite vào ban đêm.
- Độ kiềm cao hơn 230: nên thay bớt nước.
5- Ngưỡng NH3<0,1ppm, H2S<0,003ppm
- Thường tăng cao vào các tháng cuối, khi mùn bã hữu cơ dư thừa, dễ làm cho tôm bị vàng mang, đen mang;
- Cần tăng cường chạy quạt kết hợp sử dụng vi sinh khi nuôi mật độ cao.
6- Ðộ trong: trong khoảng 35cm.
- Màu nước thường là màu xanh hoặc màu mận.
- Cần chú ý khi trời mưa nhiều hay sau những ngày nắng to dễ làm màu nước biến động.
7- Ðộ mặn: trong khoảng 10 - 25ppt.
- Độ mặn ổn định sẽ tốt cho khả năng tăng trưởng của tôm.