Đối với ao nuôi tôm, việc cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng tốt và kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển và tăng trưởng nhanh chóng. Ngược lại, nếu quá trình cải tạo ao không tốt, đáy ao bị suy thoái, lượng bùn bẩn tích tụ nhiều sẽ là nguyên nhân gây bệnh trên tôm, khiến tôm chậm phát triển và làm tăng nồng độ khí độc trong ao. Vậy chuẩn bị ao nuôi tôm như thế nào để mang lại hiệu quả và có những lưu ý gì trong quá trình cải tạo? Tôm giống Cần Thơ sẽ chia sẻ đến bà con qua bài viết dưới đây.
Những lưu ý trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm bà con cần lưu ý xử lý đáy ao kỹ lưỡng. Bởi vì đây là nơi tích tụ các chất cặn lắng, lượng thức ăn thừa, chất hữu cơ và các mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Khi các chất hữu cơ và cặn bùn đáy ao tích tụ nhiều sẽ sinh ra các khí độc như H2S, NH3, NO2, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của tôm.
Những lưu ý trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm, sẽ giúp hạn chế các bệnh thường gặp trên tôm nuôi
Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng kỹ sẽ giúp phòng các bệnh trên tôm
Trước mỗi vụ nuôi ta cần cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo đúng khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Đầu tiên là tháo cạn nước trong ao, sên vét bùn đáy ao để loại bỏ dịch hại có trong ao từ vụ nuôi trước gia cố bờ chắc chắn hạn chế thẩm thấu.
1) Phơi đáy ao
Phơi đáy ao là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc này sẽ giúp oxy hóa các chất hữu cơ, giảm được nồng độ khí độc và đặc biệt bà con có thể dùng tia cực tím của ánh nắng mặt trời diệt những vi khuẩn và mầm bệnh gây hại.
2) Bón vôi cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Sau khi việc phơi đáy ao đã hoàn thành, bà con tiến hành xới đất đáy ao với độ sâu từ khoảng 5-10cm để tạo sẵn thức ăn nuôi cấy vi sinh vật nước như tảo và tạo màu nước cho ao nuôi. Quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng không thể thiếu việc tiến hành rải vôi CaO để tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Bà con có thể dùng CaO theo liều khoảng 5-10kg/100m2 tùy vào độ pH và độ axit của đất.
3) Trang bị hệ thống quạt nước cho ao nuôi tôm thẻ
Công việc đầu tiên của cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng là việc lắp đặt các hệ thống quạt nước, điều đó có vai trò quyết định đến hàm lượng oxy cho tôm hô hấp, đồng thời chúng còn giúp gom rác thải và các bã hữu cơ lại một góc. Do đó, bà con cần phải trang bị hệ thống quạt nước để đảm bảo cung cấp lượng oxy cho tôm nuôi.
4) Sử dụng vi sinh để xử lý ao nuôi tôm thẻ
Đối với kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao nuôi tôm thẻ, giúp ổn định màu nước và xử lý vật chất hữu cơ trong ao nuôi làm sạch môi trường nước. Dòng vi sinh này có khả năng ổ định NH3/NO2, phân hủy các chất hữu cơ, làm sạch bùn đáy ao, đồng thời giảm mùi hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi trong ao phát triển.
Sử dụng men vi sinh trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Để tôm phát triển tốt nhất, ngay sau khi xử lý nước trong ao lắng và bắt đầu bơm sang ao nuôi, bà con nên tiến hành cấy vi sinh để ổn định màu nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Hy vọng với những lưu ý trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên sẽ giúp bà con chuẩn bị ao nuôi thành công và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng, phát triển tốt.
Nguồn Internet