0903 918 767

Những điều cần lưu ý khi thả giống tôm

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 10:12:08 - 16/03/2023

Để con tôm có một khởi đầu thuận lợi trong việc sinh trưởng và phát triển, khâu thả giống đóng vai trò không kém phần quan trọng so với khâu chọn giống hay chuẩn bị ao nuôi. Bởi thả giống có đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo được tỷ lệ sống cao và con tôm nhanh chóng thích nghi với môi trường ao nuôi.

 

Không quá nhiều tiêu chuẩn như khâu chọn giống, cũng không mất thời gian như khâu chuẩn bị ao nuôi, công đoạn thả giống chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với các tiêu chuẩn tối thiểu. Tuy nhiên, bà con cũng không nên chủ quan mà cần chuẩn bị tốt và làm đúng kỹ thuật vì con giống ở giai đoạn này vẫn còn yếu nên khó thích nghi với sự thay đổi từ môi trường bể ương sang ao nuôi. Thả giống sai kỹ thuật có thể khiến tôm chết hoặc bị sốc dẫn đến tăng trưởng chậm về sau.

 

 

Để làm tốt công đoạn thả giống, bà con cần lưu ý những điều sau đây:

 

Chuẩn bị trước khi thả giống tôm

Trước khi thả giống, cần kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi (pH, kiềm, độ mặn…) và báo cho cơ sở bán giống trước 2-3 ngày để có thời gian điều chỉnh, tránh sự chênh lệch quá cao giữa ao nuôi và bể giống khiến đàn giống bị sốc.

 

Cần xác định trước vị trí thả tôm thuận lợi, đồng thời thu dọn, vệ sinh và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Cho chạy quạt nước khoảng 8-12 giờ trước khi thả giống để tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước. Ngoài ra, có thể dùng CALPHOMICS ORAL – một sản phẩm bổ sung vi khoáng với khả năng hòa tan vượt trội - tạt xuống ao (với liều lượng 3kg/1000m3) khoảng 30 phút trước khi thả để ổn định môi trường nước, giúp chống sốc và giảm stress cho tôm.

 

Thời gian thả giống tôm phù hợp

Tránh thả giống khi trời nắng nóng, có mưa hoặc ngày giông bão, gió mùa. Nên thả vào lúc sáng sớm (5-7 giờ sáng) hoặc khi chiều tối (4-6 giờ chiều), lúc trời mát và có gió nhẹ để tránh gây sốc và làm giảm tỉ lệ hao hụt.

 

 

Địa điểm thả giống tôm hiệu quả

Chọn vị trí thả giống cách bờ khoảng 2-3 mét và ở đầu hướng gió để tôm dễ dàng phân tán khắp ao. Có thể thả nhiều điểm trong cùng một ao nuôi để tôm giống phân tán đều hơn, nhưng tránh lội nhiều dưới ao vì sẽ làm bẩn nước.

 

Mật độ thả giống tôm

Tùy vào điều kiện môi trường tự nhiên của vùng nuôi, hình thức nuôi, độ sâu và diện tích ao cũng như trình độ chăm sóc, quản lý mà chọn mật độ nuôi thích hợp. Tránh thả quá dày vì tốc độ tăng trưởng của tôm sẽ giảm khiến thời gian nuôi kéo dài và dễ phát sinh dịch bệnh; nhưng cũng đừng thả quá thưa vì sản lượng sẽ không cao. Thường với những ao thâm canh có mực nước sâu hơn 1,5 mét và hệ thống quạt nước và sục khí hoàn chỉnh, có thể thả giống với mật độ 60 – 150 con/m2.

 

Cách thức thả giống tôm

Với tôm giống có sức khỏe tốt và không có chênh lệch quá lớn các yếu tố môi trường giữa nước ao nuôi và bọc chứa tôm (đặc biệt là độ pH và độ mặn), có thể thả giống trực tiếp ra ao nuôi theo các bước sau:

Bố trí khung tre trong ao để giữ bọc tôm giống;

Khi tôm giống được vận chuyển về tới ao, cho bọc tôm giống vào khung tre đã bố trí sẵn, ngâm trong vòng 15- 30 phút (tùy vào sức khỏe tôm giống và mức chênh lệch nhiệt độ giữa bọc chứa và nước ao) để cân bằng nhiệt độ;

Khi nhiệt độ giữa bọc tôm và ao nuôi đã cân bằng, mở miệng bọc cho nước ngoài ao vào từ từ để tôm dần thích nghi;

Đợi một lúc sau lại mở túi nhẹ nhàng để tôm giống bơi ra ngoài.

 

 

Với những bọc tôm giống có dấu hiệu sức khỏe yếu hoặc tỷ lệ sống thấp, nên thuần tôm giống trong bể hoặc các thau, chậu nhựa trước khi thả ra ao nuôi theo các bước sau:

Chuẩn bị chậu lớn có dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí;

Đổ các bọc giống vào chậu (khoảng 10.000 con/chậu) và sục khí;

Cho thêm nước ao vào chậu từ từ để tôm dần thích nghi;

Đợi 10-15 phút rồi nghiêng thành chậu cho tôm bơi ra ao từ từ (những con giống yếu hoặc đã chết sẽ đọng lại dưới đáy chậu).

 

Sau khi thả, sử dụng SUMO-VIT (1g/ 2-4 lít nước) tạt xuống khu vực thả để bổ sung vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho tôm và hạn chế tình trạng số do thay đổi môi trường. Theo dõi kỹ đàn tôm trong những ngày sau đó để đảm bảo tôm khỏe và đã thích nghi với môi trường ao nuôi. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tôm bơi chìm xuống đáy ao, không bám mé nước hoặc nổi trên mặt nước.

 

Nguồn Internet

 
bình luận: 0 Lượt xem: 128

Bài viết liên quan

Năm biện pháp quyết định hiệu quả nuôi tôm sú

Năm biện pháp quyết định hiệu quả nuôi tôm sú

Để khắc phục tình trạng tôm bị bệnh thì việc sử dụng thuốc thú y thủy sản đúng cách là một...

5 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng bạn không nên bỏ qua

5 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng bạn không nên bỏ qua

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đang được phổ biến ở nước ta

13 Yếu tố cần quản lý trong nuôi, không lo tôm nhiễm bệnh

13 Yếu tố cần quản lý trong nuôi, không lo tôm nhiễm bệnh

Hãy cùng xem qua các yếu tố quan trọng nhất cần kiểm soát trong ao nuôi tôm nhé

Cách phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm

Cách phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm

Bệnh mềm vỏ ở tôm là bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi. 

Xem thêm
 
 dky-bocongthuong  tbao-bocongthuong
 
Tất cả:8376
Hôm nay:1
Đang truy cập:1